Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non của Bộ Giáo Dục

Ngoài những tiêu chuẩn về lớp học, phòng sinh hoạt, khu vui chơi… nhà vệ sinh cũng là một trong những yêu cầu cơ bản mà Bộ Giáo Dục đặt ra khi xét duyệt xây dựng trường mầm non. Các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý đến không gian vệ sinh của trường học để có thể lựa chọn nơi học tập an toàn, sạch đẹp cho con em mình.

Những yêu cầu khi thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non

Khi tiến hành thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh trong trường mầm non, nhà trường nên ưu tiên bố trí tại nơi thoáng mát, cuối hướng gió, thuận tiện cho việc di chuyển của các bé. Tùy thuộc vào quy mô và số lượng học sinh mà không gian vệ sinh được thiết kế với diện tích, trang thiết bị phù hợp để có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của trẻ.

Nhà vệ sinh cần trang bị đầy đủ chậu rửa tay cố định, vách ngăn, bố trí vòi nước hợp lý… và nên tính toán đến cả những trường hợp trẻ khuyết tật để các em ấy có thể sử dụng được.

Việt lựa chọn vật liệu thi công cũng vô cùng quan trọng: sàn nhà vệ sinh phải đảm bảo dễ lau chùi nhưng không trơn trượt, không thấm nước; cửa phòng vệ sinh và vách ngăn không được dùng chất liệu hút ẩm, dễ mốc mọt, rỉ sét trong quá trình sử dụng.

Hệ thống đường ống cần được lắp đặt kín đáo, đảm bảo tính thẩm mĩ nhưng vẫn thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, phòng vệ sinh phải được lắp đặt quạt thông gió, hút mùi để luôn đảm bảo sự khô thoáng, sạch sẽ trong không gian và không gây ảnh hưởng đến các phòng khác.

Tham khảo thêm: Nội thất trường học

Các tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non mới nhất của Bộ Giáo Dục

Dù là trường mầm non công lập hay tư thục thì trong quá trình thiết kế và thi công xây dựng vẫn cần đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Giáo Dục, và xây dựng phòng vệ sinh đạt chuẩn cũng là một trong những yêu cầu cơ bản mà các trường học cần đáp ứng.

 

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non của Bộ Giáo Dục mới nhất (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCV3907:2011 về trường mầm non – yêu cầu thiết kế):

– Xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát;

– Tiêu chuẩn diện tích từ 0,40 m2/trẻ đến 0,60 m2/trẻ nhưng không nhỏ hơn 12 m2/phòng;

– Có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu;

– Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8 m x 0,7 m;

– Bố trí từ 2 đến 3 tiểu treo dùng cho trẻ em nam và từ 2 đến 3 xí bệt dùng cho trẻ em nữ;

– Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa;

– Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi.

– Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi: trung bình 4 trẻ có một ghế ngồi bô.

– Trung bình 10 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần thiết kế một xí bệt.

– Đối với trẻ mẫu giáo cần bố trí nhà vệ sinh riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái.

– Sàn phòng vệ sinh phải đảm bảo: Có độ dốc từ 1 % đến 2 % về phía hố thu hoặc lỗ thoát nước ở chân tường, sát mặt sàn; Lát bằng vật liệu không trơn trượt, không thấm nước, dễ cọ rửa.

– Chiều cao lắp đặt các thiết bị vệ sinh (chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết vị):

+ Chậu rửa tay: từ 0,40 – 0,25 m (Chiều cao chậu rửa dành cho trẻ khuyết tật: từ 0,35 m đến 0,40 m)

+ Bệ xí: từ 0,20 – 0,30m

+ Bể dội nước: cao trên 0,70m

+ Tiểu treo: 0,30m

Vì sao nên lựa chọn vách ngăn nhà vệ sinh cho trường mầm non?

Như đã nêu ở trên, vách ngăn cũng là một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non của Bộ Giáo Dục. Chính bởi vậy mà việc sử dụng vách ngăn vệ sinh ngày càng phổ biến trong các trường học, nó không chỉ đảm bảo việc chấp hành đúng tiêu chuẩn thiết kế mà còn mang lại giá trị thẩm mĩ và có tính ứng dụng cao.

tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh

Những lợi ích mà vách ngăn nhà vệ sinh đem lại:

  • Tiết kiệm không gian, tối ưu diện tích sử dụng
  • Tiết kiệm chi phí rất nhiều so với việc xây vách ngăn như các nhà vệ sinh thông thường
  • Khiến không gian trở nên thoáng mát mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cho trẻ
  • Dễ dàng trong vận chuyển, thi công và lắp đặt
  • Vách ngăn có chất liệu đa dạng với độ bền cao, không gây độc hại cho trẻ và có màu sắc phong phú, dễ dàng sơn sửa để phù hợp với mọi không gian vệ sinh.

Khu vệ sinh trong các trường mầm non phải được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo tính thẩm mĩ, bắt mắt và ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi của các bé. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các trường mầm non trong việc xây dựng được nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, an toàn, thoáng mát và giúp các con cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non của Bộ Giáo Dục

error: Content is protected !!