9 Nguyên tắc cần nhớ khi dạy trẻ với phương pháp Montessori

Để đảm bảo hiệu quả chất lượng trọng mỗi hình thức giáo dục đào tạo, chúng ta đều phải đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản. Tất nhiên, với phương pháp Montessori cũng không ngoại lệ. Nếu muốn áp dụng thành công phương pháp này, chắc chắn sẽ cần phải lưu tâm đến một số nguyên tắc bắt buộc.

Ngay sau đây, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu cụ thể các thông tin về phương pháp Montessori nhé.

Tham khỏa thêm một số mẫu thi công trường mầm non đẹp tại dây

Phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục được đặt theo tên nhà sáng lập là một chuyên gia trong lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học – Maria Montessori.

Montessori là phương pháp tập trung thúc đẩy tiềm năng của bé bằng một môi trường giáo dục được xây dựng thân thiện, cởi mở. Ở đó có các giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng những thiết bị, dụng cụ học tập chuyên biệt.

Đặc điểm của phương pháp này chính là tôn trọng cá tính riêng biệt; tính tự lập; sự tự do mang tính kỷ luật của mỗi bé. Bên cạnh đó, nó cũng tôn trọng sự phát triển về các mặt tâm – sinh lý của bé; trang bị đầy đủ những kiến thức thực tiễn hữu ích.

Với ưu điểm nổi trội này, phương pháp giáo dục Montessori được xem là lựa chọn lý tưởng để xây dựng nền tàng cơ bản cho các bé ngay từ những năm đầu đời; đặc biệt là trong giai đoạn từ 2 – 6 tuổi. Các bé tiếp nhận phương pháp này sẽ có điều kiện phát triển đồng đều, toàn diện về não bộ; kích thích khả năng tiếp thu nhận thức cũng như hình thành các kỹ năng xã hội từ khi còn rất nhỏ.

Phương pháp Montessori có gì khác so với các phương pháp giáo dục truyền thống?

Để phân biệt giữa 2 phương pháp, chúng ta có thể nhìn nhận toàn diện trên các khía cạnh sau:

Vai trò của giáo viên

Nếu phương pháp truyền thống, giáo viên đóng vai trò là người chỉ tay hướng dẫn các bé thì với phương pháp Montessori, giáo viên chỉ là người giám sát, theo dõi các hành vi và cách thức tiếp cận, học hỏi của bé. Có thể nói, đối với Montessori, trẻ có điều kiện phát triển tự do hơn; kích thích tiềm thức và khả năng bẩm sinh.

Giáo dục toàn diện theo giác quan

Giáo viên hướng dẫn của phương pháp Montessori sẽ nhấn mạnh về việc sử dụng 5 giác quan cơ bản: thị giác – thính giác –  xúc giác – khứu giác –vị giác. Nó hoàn toàn không giống giáo dục truyền thống chủ yếu dựa trên nghe, đọc hoặc xem.

Chương trình học phù hợp cho từng cá thể

Đặt ra định hướng học tập phù hợp cho từng bé, mỗi bé sẽ tiếp thu và phát triển theo tốc độ riêng của mình. Bên cạnh đó, các em cũng có thể chọn hoạt động dựa trên chủ đề, sở thích. Việc học không phải là tiếp thu kiến thức chung một cách thụ động mà giáo viên đưa ra. Thay vào đó, mỗi bé có thể tự khám phá theo nhu cầu của bản thân.

Phân nhóm đào tạo

Hệ thống giảng dạy của Montessori thường phân chia trẻ thành 4 nhóm: sơ sinh 0 – 3 tuổi; mầm non 3 –  6 tuổi; tiểu học 6 – 9 tuổi; trung học cơ sở 9 – 12 tuổi; thanh thiếu niên 12 – 18 tuổi. Với các nhóm có đội tuổi trộn lẫn thì các bé nhỏ hơn sẽ có xu hướng học hỏi ở những anh chị lớn tuổi hơn. Và tất nhiên, theo từng nhóm sẽ có chương trình học tập phù hợp.

Nhóm trẻ sơ sinh

Nhấn mạnh vào phát triển kỹ năng vận động thô; vận động tinh; ngôn ngữ và phối hợp. Mục tiêu là xây dựng sự tự tin, thúc đẩy lòng tin và xây dựng tính tự lập cho bé.

Nhóm trẻ mầm non hay còn gọi là nhà của Casa

 Ở độ tuổi này, các em được khuyến khích làm việc dựa trên nhiều loại tài liệu để nâng cao hiểu biết về toàn học và phát triển khả năng nhận biết chữ. Song song với đó, các bé sẽ được học về sự tôn trọng, các kỹ năng giao tiếp và kiến thức về nguyên nhân – hậu quả.

Nhóm tiểu học/trung học

Với độ tuổi trẻ theo học tiểu học và trung học cơ sở thường được tập trung tạo cơ hội khám phá trí tuệ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em cũng được khuyến khích phát triển thêm về sự tự tin cũng như hiểu rõ về vai trò của mình trong cộng đồng.

Nhóm tuổi thanh thiếu niên

Ngoài các môn học chính thức, các em học sinh sẽ được dạy kỹ năng kinh tế và hành chính. Bên cạnh đó là các ứng dụng thực tế của kiến thức trong đời sống. Ở nhóm này, hoạt động giáo dục sẽ nhấn mạnh giúp thanh thiếu niên hiểu rõ vai trò của bản thân trong một bối cảnh rộng lớn hơn.

Với những thông tin trên đây, hẳn là bạn đã rút ra được sự khác biệt giữa 2 phương pháp giáo dục rồi đúng không? Vậy theo bạn, phương pháp nào phù hợp hơn với con em mình?

Phương pháp Montessori dạy như thế nào?

Khi áp dụng hình thức giáo dục Montessori, chúng ta cần hiểu rằng mỗi bé, mỗi học sinh sẽ được sắp xếp đặt trong từng nhóm tuổi tương ứng. Bài học và giờ học sẽ được chuẩn bị phù hợp cho từng nhóm. Để hình dung cụ thể hơn về phương pháp giảng dạy này, chúng ta có thể tham khảo thông tin bên dưới:

Lịch trình

Nếu là trẻ dưới 6 tuổi sẽ có một khoảng thời gian làm việc /học tập liên tục 3h mỗi ngày. Nếu là học sinh lớn tuổi hơn có thể lên lịch học và gặp giáo viên hướng dẫn khi cần.

Phương pháp

Với nhóm nhiều lứa tuổi, học sinh sẽ xếp vào nhóm tuổi hỗn hợp ( 3 – 6 tuổi). Các em sẽ được khuyến khích liên tục giao tiếp, giải quyết vấn đề. Song song với đó thì các em cũng tham gia vào các hoạt động theo khả năng của mình.

Trung tâm làm việc, phòng học

Học sinh sẽ không bị sắp xếp, giới hạn chỗ ngồi. Các em có thể di chuyển quanh các hoạt động diễn ra tại trung tâm hay lớp học đã được chuẩn bị sẵn theo nhóm tuổi. Bên cạnh đó, các em cũng sẽ không bị giới hạn thời gian khi hoàn thành 1 chủ đề nào đó.

Giảng dạy

Thay vì các hoạt động chấm và cho điểm, học sinh theo phương pháp Montessori sẽ được khuyến khích, tôn trọng tất cả các nỗ lực. Giáo viên có vai trò quan sát học sinh ở mọi góc độ. Sau đó tiến hành đánh giá và lập kế hoạch phù hợp để mang đến sự phát triển tốt nhất.

Tỉ lệ học sinh: giáo viên

Trừ ở lớp dành cho trẻ dưới 3 tuổi, còn lại tỉ lệ áp dụng đều là 1:30.  Điều đó có nghĩa là sẽ có 1 giáo viên được đào tạo theo Montessori kết hợp 1 trợ lệ để hướng dẫn cho 30 học sinh. Giáo viên sẽ đóng vai trò hướng dẫn các sở thích, khám phá của học sinh. Giáo viên sẽ không dạy học hay yêu cầu làm bài tập về nhà.

Đào tạo giáo viên

Để trở thành giáo viên của phương pháp Montessori cần phải vượt qua kỳ thi viết và miệng. Yêu cầu đặt ra đó là giáo viên phải có thể nhận ra những sở thích, mối quan tâm của từng học sinh dựa trên tuổi tác và khả năng của mình.  Họ cũng được đào tạo để cho phép giảng dạy về bất cứ chủ đề nào mà học sinh hiểu hay có hứng thú.

Lợi ích khi cho trẻ học bằng phương pháp Montessori

Các bé khi được giáo dục theo phương pháp Montessori có thể nhận được rất nhiều lợi ích. Cụ thể như:

+ Giúp bé phát triển toàn diện các giác quan; được học tập để nhận biết cuộc sống qua các giác quan bằng các bài tập, trò chơi,…

+ Hỗ trợ bé phát triển nghệ thuật ngôn ngữ; khuyến khích các bé tăng khả năng tự tin trong giao tiếp; giúp trẻ nhận biết mặt chữ, đánh vần, ngữ pháp, kỹ năng viết.

+ Phát triển toán học và hình học cho trẻ, giúp trẻ làm quen các con số, hình học thông qua trò chơi và tài liệu giảng dạy.

9 Nguyên tắc cần nhớ khi dạy trẻ bằng phương pháp Montessori

Khi áp dụng phương pháp Montessori, các bậc phụ huynh và giáo viên luôn phải ghi nhớ 9 nguyên tắc sau:

Tôn trọng con

Đây là các để phụ huynh dạy cho các bé hiểu thế nào tôn trọng, lịch sự với người xung quanh. Từ đó hình thành nên những kỹ năng giao tiếp và ứng xử đúng mực cho bé ngay từ năm tháng đầu đời.

Nguyên tắc này có thể thực hiện đơn giản thông qua việc đặt mình vào vị trí của trẻ. Bạn cần hỏi tại sao bé lại làm như vậy. Việc thể hiện rằng bạn tôn trọng bé mọi lúc mọi nơi đồng thời sẽ giúp hình thành thói quen cho bé. Từ đó, ứng xử tôn trọng mọi người sẽ được bé tiếp thu và thực hiện.

Tự do di chuyển

Với phương pháp giáo dục Montessori, bé được tự do di chuyển và lựa chọn hoạt động mình hứng thú. Điều này nhắc nhở phụ huynh và giáo viên cần nhớ rằng thay vì ép bé trong khuôn khổ mình tạo ra thì hãy mang đến không gian và cơ hội để bé có thể thoải mái di chuyển và khám phá theo nhu cầu. Điều đó sẽ giúp bé có thể nhận thức và trải nghiệm môi trường sống; rèn luyện kỹ năng vận động một cách tích cực hơn.

Tự do lựa chọn

Montessori hướng đến việc để bé tự do lựa chọn. Đây cũng là một hình thức biểu hiện sự tôn trọng dành cho bé.  Nhờ đó, bé có điều kiện hình thành chính kiến, quan điểm riêng mà không lo giới hạn.

Để trẻ tự lập

Dạy trẻ tự lập là một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp giáo dục này. Bạn cần tạo nên các cơ hội để trẻ tự làm mọi việc. Như vậy trẻ có thể khám phá, tự trải nghiệm và ghi nhớ lâu hơn. Phụ huynh và giáo viên có thể giúp đỡ hỗ trợ bằng cách đơn giản hóa các công việc liên quan để trao cơ hội cho trẻ tự thực hiện. Ví dụ như cho trẻ tự mặc quần áo; tự rửa tay; đi vệ sinh; thu dọn đồ chơi;… Khi quan sát thấy trẻ tự làm các công việc của mình, phụ huynh có thể hỗ trợ khi cần và khen ngợi khích lệ nếu trẻ làm tốt.

Giao tiếp với con

Trong vấn đề giao tiếp với con, các bậc phụ huynh cần nói rõ ràng, bằng tông giọng bình thường, ngôn từ dễ hiểu, cụ thể. Như vậy, trẻ sẽ có thể tiếp thu và học được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hàng ngày một cách chuẩn xác. Thêm vào đó, cũng cần dạy trẻ lắng nghe; không ngắt lời người khác. Việc thường xuyên giao tiếp, trò chuyện về các vấn đề xung quanh đã và đang xảy ra sẽ giúp trẻ phát triển tích cực về vốn từ vựng cũng như kỹ năng giao tiếp.

Ưu tiên sử dụng những đồ chơi gốc tự nhiên

Thay vì mua các dụng cụ, đồ chơi đắt tiền, phụ huynh có thể tự là đồ chơi cho bé từ các chất liệu đơn giản và an toàn như bìa cứng, giấy,… Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng những đồ chơi hướng đến giúp trẻ sử dụng tay nhiều hơn để tạo sự linh hoạt, mới mẻ như xếp hình; thả đồ vào hộp;…  Đặc biệt, với các đồ chơi tiện lợi được lập trình sẵn thì phương pháp Montessori luôn không khuyến khích. Tốt nhất, phụ huynh nên hướng đến các vật dụng giúp bé có thể cầm nắm và tập trung tối thiểu 2s.

Làm theo điều bạn cảm thấy đúng nhất dành cho con

Nuôi dạy con cái là cả một hành trình dài bạn đồng hành, cùng con lớn lên. Do đó, đừng vì áp lực của dư luận, của những người xung quanh mà suy nghĩ tiêu cực. Hay luôn tin tưởng vào bản thân rằng mình đang làm những điều đúng đắn nhất cho con.

Học cách kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng mà phụ huynh cần hướng đến. Việc mất kiên nhẫn có thể phát sinh các vấn đề cáu gắt, la mắng, thậm chí đòn roi. Điều này vô tình làm ảnh hưởng và tổn thương đến trẻ. Bởi vậy, thay vì giận giữ trách cứ, phụ huynh cần hết sức bình tĩnh với trẻ. Bạn có thể lắng nghe trẻ chia sẻ cảm xúc và kết hợp để tìm ra hướng giải quyết. Đây cũng là cách giúp kết nối giữa trẻ và bố mẹ thêm bên chặt.

Luôn yêu thương và hỗ trợ con khi cần

Không thể phủ nhận rằng tình yêu thương luôn là nhân tố quan trọng giúp trẻ trở thành những công dân hạnh phúc. Vậy thì tại sao bạn không không lắng nghe, không thể hiện tình yêu thương của mình với các con nhiều hơn? Tin chắc rằng, hành động này sẽ mang đến tác động vô cùng tích cực đối với sự phát triển của con ở hiện tại và tương lai. Với một môi trường được yêu thương đủ đầy, hẳn là các bé luôn thấy thoải mái và có những suy nghĩ tích cực, đúng đắn nhất.

Từ những thông tin được chia sẻ ở đây, bạn đã hiểu gì về phương pháp Montessori? Theo bạn, đó có phải là lựa chọn tốt nhất cho con em mình? Hãy cùng suy ngẫm để có được quyết định đúng đắn nhất nhé. Thân ái!

9 Nguyên tắc cần nhớ khi dạy trẻ với phương pháp Montessori

error: Content is protected !!